Chi tiết tin - Phường Đông Lương - Đông Hà

Tin tức - Sự kiện

Thủ tục hành chính công

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Post date: 08/07/2024

Khi xã hội ngày càng phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc, quản lý các thủ tục hành chính đang là xu thế tất yếu. Với Cổng dịch vụ công quốc gia đã và đang tạo ra một phương thức giao dịch điện tử hiện đại, minh bạch và rất nhiều lợi ích cho cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Khi xã hội ngày càng phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc, quản lý các thủ tục hành chính đang là xu thế tất yếu. Với Cổng dịch vụ công quốc gia đã và đang tạo ra một phương thức giao dịch điện tử hiện đại, minh bạch và rất nhiều lợi ích cho cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

I. Lợi ích đối với cá nhân:

Người dân được tiếp cận và sử dụng cổng dịch vụ công quốc gia để giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của công dân dễ dàng và thuận tiện trên không gian mạng. Theo đó người dân có thể làm thủ tục ở bất kỳ đâu mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan chức năng.

Những lợi ích đối với cá nhân khi sử dụng Cổng DVC quốc gia bao gồm:

- Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện 24/24 giờ trong ngày.

- Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch, đơn giản thủ tục giấy tờ;

- Tránh/ hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, quan liêu từ một bộ phận cán bộ quan liêu, hách dịch.

- Theo dõi được tình trạng hồ sơ trên website trực tuyến; qua tin nhắn điện thoại; địa chỉ email.

- Đảm bảo tính công khai, minh bạch hồ sơ, thủ tục.

II. Lợi ích đối với doanh nghiệp:

Doanh nghiệp sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia có tài khoản dịch vụ công quốc gia doanh nghiệp do Cổng dịch vụ công quốc gia cấp cho đối tượng doanh nghiệp. Những lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ bao gồm:

- Thực hiện quản lý hồ sơ, các vấn đề có liên quan đến người lao động dễ dàng, thuận tiên hơn.

- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian đi lại, xử lý hồ sơ trong quá trình làm việc với cơ quan chức năng.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính.

- Tránh hoặc hạn chế tình trạng quan liêu, nhận hối lộ từ một bộ phân cán bộ thoái hóa, biến chất.

- Có thể thực hiện được các giao dịch điện tử ở mọi lúc mọi nơi, dễ dàng và thuận tiện.

* Những rủi ro khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến là gì?

Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, bạn có thể gặp một số rủi ro sau đây:

1) Rủi ro do sự cố của hệ thống thông tin: là các sự cố xảy ra do việc tắc nghẽn, đứt đường truyền của nhà cung cấp dịch vụ kết nối, các trục trặc do lỗi phần cứng, phần mềm hay sự xâm nhập của virus vào hệ thống máy tính.

2) Rủi ro do sự thiếu hiểu biết, kỹ năng của người dùng: là các rủi ro do người dùng không nắm rõ quy trình, thủ tục, quy định liên quan đến dịch vụ công trực tuyến, không biết cách bảo mật thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu hay không kiểm tra kỹ kết quả giao dịch.

3) Rủi ro do sự lừa đảo, chiếm đoạt của bên thứ ba: là các rủi ro do người dùng bị lừa vào các trang web giả mạo, bị đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu hay bị chiếm đoạt tiền trong quá trình thanh toán điện tử.

* Cách hạn chế rủi ro khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Để hạn chế các rủi ro khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, người dùng có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

- Chỉ sử dụng các trang web chính thức và uy tín của cơ quan nhà nước để thực hiện các giao dịch điện tử. Bạn có thể kiểm tra địa chỉ URL của trang web và chú ý đến các ký hiệu của giao thức bảo mật thông tin đăng nhập webiste như khóa và https

- Thay đổi mật khẩu thường xuyên và sử dụng các mật khẩu khác nhau cho các tài khoản khác nhau. Bạn nên chọn các mật khẩu khó đoán và bao gồm cả chữ cái, số và ký tự đặc biệt.

- Không lưu thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu hay số thẻ thanh toán trên máy tính hay điện thoại thông minh. Bạn nên xóa lịch sử duyệt web và cookie sau khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

- Sử dụng VPN khi thanh toán bằng mạng công cộng để bảo vệ thông tin cá nhân và giao dịch của bạn khỏi sự theo dõi và can thiệp của bên thứ ba.

- Kiểm tra kỹ kết quả giao dịch và xác nhận lại với cơ quan nhà nước nếu có bất kỳ sai sót hay nghi ngờ nào. Bạn nên lưu giữ các bằng chứng liên quan đến giao dịch để có thể khiếu nại hay yêu cầu hoàn tiền khi cần thiết./. (Nguồn: ebh.vn) 

- Năm 2023, Bộ Nội vụ sẽ chú trọng công tác cải cách hành chính, tiết giảm chi phí xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường ý thức kỷ luật, kỷ cương hành chính, thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ...

Bộ Nội vụ cho biết, năm 2022, công tác cải cách hành chính được triển khai quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

          Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực công tác cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ Nội vụ thường xuyên đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trong các lĩnh vực trọng tâm là: rà soát, hoàn thiện thể chế về chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường chuyển đổi số, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để đổi mới, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, quy trình, thủ tục hành chính đang cản trở sự phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; tham mưu Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính theo Nghị quyết số 76/NQ-CP.

Cùng với đó, Bộ đã tổ chức triển khai khoa học, công phu, chặt chẽ Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng năm 2021 (SIPAS-2021) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 (PAR INDEX-2021) đối với các Bộ, ngành, địa phương.

Năm 2022, ước tính Chỉ số PAR INDEX của các Bộ, ngành đạt 86,30% tăng 0,23 điểm phần trăm so với năm 2021 (86,07%), các địa phương đạt 86,57% tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm 2021 (86,37%); Chỉ số SIPAS đạt 87,50% tăng 0,34 điểm phần trăm so với năm 2021 (87,16%)./.

Nguồn sưu tầm

More

VĂN BẢN MỚI

THĂM DÒ Ý KIẾN

0 người đã tham gia bình chọn